Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu được rất nhiều người quan tâm. Theo nghiên cứu thì bệnh càng phát hiện và điều trị sớm thì càng có cơ hội kéo dài tuổi thọ hơn. Vậy sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về căn bệnh nguy hiểm này để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
1. Ung thư tuyến giáp có chữa được không?
Ung thư tuyến giáp được xếp vào căn bệnh ung thư thuộc tuyến nội tiết. Tỷ lệ người mắc bệnh này chiếm khoảng 1% trong tổng các loại ung thư. Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu? Có thể nói đây là căn bệnh có tiên lượng tốt, nếu bạn phát hiện sớm, có biện pháp điều trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh càng cao.
2. Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu qua từng giai đoạn
1. Tiên lượng ung thư tuyến giáp biệt hóa tốt
Ung thư tuyến giáp thể nhú
Đây là loại phổ biến trong tổng số các dạng của ung thư tuyến giáp và chiếm tới gần 80%. Biểu hiện của bệnh không quá rõ ràng và phát triển tương đối chậm. Đồng thời, tế bào ung thư thường bắt đầu hình thành trong tế bào nang ở thùy tuyến giáp. Sau đó ung thư ở tuyến giáp thể nhú sẽ di căn đến các hạch cổ, xương và phổi.
Ung thư tuyến giáp thể nang
Sau thể nhú thì ung thư ở tuyến giáp thể nang là loại thứ 2 mang tính phổ biến, nó chiếm khoảng 15% tổng số bệnh nhân. Những người có lượng i- ốt trong cơ thể không đủ sẽ rất dễ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
Sự phát triển của ung thư tuyến giáp cũng tương tự với bệnh trạng loại thể nhú nhưng tốc độ di căn của các tế bào bệnh nhanh hơn và xa hơn rất nhiều. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ xương và phổi khiến người bệnh luôn thấy đau đớn.
2. Tiên lượng ung thư tuyến giáp dạng tủy
Ung thư ở tuyến giáp dạng tủy thường gặp ít hơn các dạng trên và chiếm khoảng 5% đến 10%. Nếu trong gia đình bạn có người đã có tiền sử bị bệnh hoặc bản thân bạn có vấn đề về nội tiết thì khả năng mắc bệnh là rất cao.
Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác được bệnh liên quan đến tủy thì thường là khi bệnh khá nặng. Đôi khi còn có thể tế bào ung thư đã lan đến hạch bạch huyết trong phổi và gan. Như vậy, khả năng điều trị bệnh khỏi hoàn toàn rất khó khăn. Do đó, bạn cần phải thường xuyên đi tầm soát ung thư theo định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị.
3. Tiên lượng ung thư tuyến giáp kém/không biệt hóa
Tỷ lệ những người mắc bệnh này khá ít khoảng 2%, nhưng thể này lại ác tính nhất. Khi chẩn đoán bệnh ung thư đã rất nặng và lan rộng đến cổ cũng như hầu hết các bộ phận trên cơ thể. Nếu có sử dụng các phương pháp y học thì cũng chỉ có thể giảm bớt một phần đau đớn. Thậm chí tiên lượng này còn gây nên tỷ lệ tử vong cao nhất trong những loại bệnh ung thư tuyến giáp.
3. Cần lưu ý gì sau khi điều trị ung thư tuyến giáp
1. Sau điều khi điều trị ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng gì đến cuộc sống
Sau khi điều trị phẫu thuật cắt bỏ đi tuyến giáp bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt bình thường nhưng bạn sẽ phải sử dụng thuốc có liên quan đến bệnh đến hết cuộc đời. Cùng với đó cần dùng thêm các loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp giàu dinh dưỡng, thực phẩm chức năng hỗ trợ tuyến giáp.
2. Ung thư tuyến giáp có thể sinh con không?
Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân nữ ở tuổi vị thành niên bị ung thư tuyến giáp nhưng nếu họ đã được điều trị khỏi thì vẫn có khả năng sinh con bình thường như bao người khác. Tuy nhiên nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc thì cần được tư vấn cụ thể trước khi muốn mang thai. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đăng ký thực hiện tầm soát ung thư để biết bản thân có mắc ung thư hay không và được các bác sĩ tư vấn chi tiết.
3. Chế độ dinh dưỡng khi điều trị tuyến giáp
Chế độ dinh dưỡng giúp cơ thể người bệnh tăng thêm khả năng chống chọi với bệnh tật. Đặc biệt với người đang điều trị tuyến giáp thì thức ăn nên được nấu chín, mềm và dễ ăn. Bạn hãy chọn những thực phẩm giàu hàm lượng protein để bổ sung calo cần thiết nhất cho cơ thể.
Nếu bệnh nhân cảm thấy khó nuốt thì hãy nghiền nhỏ thức ăn và uống nước ép hoa quả để hấp thụ thức ăn dễ dàng hơn. Đồng thời việc chia nhỏ bữa sẽ đảm bảo sức khỏe được đảm bảo. Bạn nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ giảm thiểu được rủi ro mắc các bệnh ung thư để giúp cơ thể thêm khỏe mạnh.
4. Tái khám định kỳ ngăn ngừa ung thư tuyến giáp tái phát
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên đi khám định kỳ cứ 3 tháng 1 lần trong vòng 2 năm đầu. Sau đó vào các năm sau thì thời gian sẽ dài hơn là 1 năm mới đi 1 lần. Nếu muốn được thăm khám kỹ càng và chính xác nhất bạn nên đến bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hoặc nếu muốn được thăm khám với nền y học tiên tiến trên thế giới có thể lựa chọn đặt lịch khám ở nước ngoài tại bệnh viện uy tín, chất lượng.
Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc phát hiện sớm sẽ có khả năng chữa khỏi cao hơn rất nhiều. Vì thế, các bạn nên thăm khám sức khỏe toàn diện định kỳ và tầm soát ung thư ít nhất 1 lần/ năm đồng thời trang bị cho mình những kiến thức chăm sóc sức khỏe, kiến thức ung thư cần biết để đảm bảo cơ thể có bất kỳ vấn đề gì sẽ được phát hiện sớm nhất, từ đó tăng khả năng điều trị dứt điểm.