Ung thư đang là căn bệnh khiến nhiều người lo lắng. Và hiện tại có rất nhiều loại ung thư với mức độ nguy hiểm khác nhau. Sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú có chữa được không, phác đồ và cách điều trị như thế nào sao cho hiệu quả, kéo dài thời gian sống?
1. Ung thư tuyến giáp thể nhú có chữa được không
Ung thư nhú hay tên khác là ung thư biểu mô nhú là một loại phổ biến (chiếm 80%) của ung thư tuyến giáp, thường lan đến các hạch bạch huyết ở cổ. Để trả lời câu hỏi ung thư tuyến giáp thể nhú có chữa được không? Thì câu trả lời là có. Bệnh này có tỷ lệ điều trị thành công rất cao và ít khi gây tử vong.
1. Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt tuyến giáp thường là biện pháp đầu tiên và phổ biến mà các bác sĩ sẽ chỉ định trong phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú. Tùy vào loại, giai đoạn và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân khi thực hiện tầm soát ung thư tuyến giáp mà bác sĩ đề ra cách điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú. Nếu các khối u tuyến giáp nhỏ, bệnh nhân được theo dõi, giám sát tình trạng bệnh bằng biện pháp siêu âm mà không cần phẫu thuật ngay lập tức.
Cần lưu ý rằng: Các khối u tuyến giáp phải được lấy ra hoàn toàn trong lần phẫu thuật đầu tiên và được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên gia. Nếu có sai sót phải phẫu thuật lại thì có nguy cơ gây ra biến chứng, thậm chí tử vong. Do đó, việc chọn gói khám tổng quát phát hiện sớm ung thư tuyến giáp vô cùng cần thiết.
2. Điều trị sau phẫu thuật
Sau khi có đáp án chắc chắn cho câu hỏi ung thư tuyến giáp thể nhú có chữa được không? Điều trị sau phẫu thuật vô cùng quan trọng, góp phần quyết định ung thư có tái phát hay không. Chế độ ăn uống giúp ích rất nhiều trong việc theo kịp phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú, bệnh nhân cần tham khảo chế độ ăn uống đối với bệnh ung thư tuyến giáp để bảo vệ sức khỏe của mình. Bên cạnh thực phẩm tự nhiên, thực phẩm chức năng bổ sung sức khỏe bệnh nhân có thể sử dụng. Thêm vào đó, người bệnh cần lưu ý kiêng ăn những loại thực phẩm gây hại cho bệnh ung thư tuyến giáp trong quá trình điều trị. Đây là một số những điều lưu ý về chế độ ăn nói chung cho bệnh nhân cần hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật. Ngoài ra, cùng tìm hiểu một số cách điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú như sau:
2.1. Điều trị xạ trị
Xạ trị là phương pháp dùng các tia năng lượng cao hoặc các hạt từ một máy phía bên ngoài cơ thể để tiêu diệt hoặc làm giảm thiểu sự phát triển các tế bào ung thư. Biện pháp này được chỉ định khi các tế bào ung thư quay lại sau phẫu thuật. Quá trình xạ trị sẽ gây ra các tác dụng phụ với cơ thể như da cháy nắng, khô miệng, mệt mỏi,...
2.2. Điều trị bằng phương pháp RAI
Ở phương pháp này, bệnh nhân nuốt một dạng phóng xạ của i-ốt là I-131 (Radioiodine) ở dạng lỏng hoặc viên nang. Chất này được tiêu hóa, hấp thụ và di chuyển trong máu. Hormone kích thích tuyến giáp cao trong máu sẽ giúp mô tuyến giáp hấp thụ i-ốt phóng xạ trong máu tốt hơn. Các tác dụng phụ có thể xảy ra là lây nhiễm phóng xạ cho người bên cạnh, sưng và đau cổ, tuyến nước bọt, khô miệng, buồn nôn, ói mửa,...
2.3. Điều trị bằng thuốc nội tiết tố tuyến giáp
Hormon tuyến giáp là cần thiết đối với cơ thể, nhưng cơ thể sẽ không thể sản sinh ra hormone này khi tuyến giáp bị cắt bỏ. Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc nội tiết tố tuyến giáp để ổn định sự trao đổi chất và liều cao nếu ung thư tuyến giáp có nguy cơ tái phát. Nên hạn chế sử dụng thuốc liều cao trong thời gian dài vì có thể dẫn đến loãng xương, tim đập nhanh,...
2.4. Điều trị ung thư tuyến giáp tái phát
Ung thư tuyến giáp tái phát được phát hiện bằng các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, quét radioiodine, quét CAT hoặc chụp PET. Nếu xác định là tái phát thì có thể tiến hành liệu pháp RAI đơn độc hoặc đồng thời phẫu thuật, xạ trị ngoài, hóa trị liệu,.. Tất cả các biện pháp đều được xem xét và tiến hành tùy theo vị trí và mức độ tái phát.
2.5. Điều trị ung thư nang và tế bào Hürthle
Ung thư nang (ung thư biểu mô nang) chiếm 10% tỷ lệ các bệnh ung thư tuyến giáp, thường lan đến phổi hoặc xương. Ung thư nang khó điều trị hơn ung thư thể nhú nhưng vẫn triển vọng hơn so với các loại ung thư tuyến giáp khác. Ung thư tế bào Hurthle chiếm khoảng 3% tỷ lệ các bệnh ung thư tuyến giáp; đây là loại ung thư gây khó khăn trong phát hiện và chữa trị.
2.6. Điều trị ung thư tuyến giáp tủy
Ung thư tuyến giáp tủy (MTC) chiếm 4% tỷ lệ các bệnh ung thư tuyến giáp, thường lan đến các hạch bạch huyết, phổi, gan thậm chí trước khi một nốt tuyến giáp được tìm thấy. Đây là loại ung thư tuyến giáp rất khó phát hiện và điều trị.
2. Tỷ lệ sống sót khi mắc bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú
Ung thư tuyến giáp thể nhú sống được bao lâu là thắc mắc của rất nhiều người bệnh hiện nay. Bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú có tỷ lệ sống sót tương đối 5 năm là gần 100%. Tức là cùng một giai đoạn bệnh, thì 100% người mắc bệnh có thể sống 5 năm kể từ lúc chẩn đoán. Tuy nhiên đây chỉ là tỷ lệ tương đối, không chính xác hoàn toàn với từng trường hợp bệnh cụ thể. Vì vậy câu hỏi ung thư tuyến giáp thể nhú có chữa được không, không thể có kết luận tuyệt đối, còn tùy vào tình hình cụ thể.
Ngoài ra, việc điều trị sau phẫu thuật rất tốn kém, nhiều bạn tự hỏi rằng làm sao để tiết kiệm được chi phí nhất có thể, liệu bảo hiểm ung thư có cần thiết hay không? Câu trả lời là cực kỳ cần thiết, nếu có các loại bảo hiểm ung thư giúp giảm chi phí khám chữa bệnh sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều khoản trong quá trình điều trị và chữa bệnh.
Hi vọng qua bài viết này, có thể giải đáp thắc mắc của bạn: ung thư tuyến giáp thể nhú có chữa được không và giúp bạn hiểu rõ hơn về phác đồ cũng như cách điều trị căn bệnh này. Bên cạnh đó, bạn cùng các thành viên trong gia đình nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe đặc biệt là thực hiện các gói tầm soát ung thư tiết kiệm và cho kết quả chính xác để giúp phòng và tránh những bệnh nguy hiểm.