Ung thư tuyến giáp là một loại bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện sớm. Để chữa khỏi hoàn toàn rất cần đến chế độ ăn uống hợp lý, theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Cùng tham khảo các loại thực phẩm bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú kiêng ăn gì và nên ăn gì trong bài viết sau.

1. Ung thư tuyến giáp thể nhú kiêng ăn gì

1. Muối i ốt, muối biển và các loại thực phẩm chứa 2 loại muối này

Theo như ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì? Vì phương pháp điều trị chủ yếu của căn bệnh này là điều trị bằng i-ốt phóng xạ. Nên khoảng 14 ngày trước khi tiến hành điều trị, bệnh nhân được khuyến cáo tiến hành chế độ ăn ít i-ốt. Chỉ với khoảng 50mg mỗi ngày, các tế bào ung thư tuyến giáp sẽ dần bị thiếu i-ốt, do đó với phương pháp điều trị bằng i-ốt phóng xạ, tế bào ung thư sẽ bị phá hủy nhanh và triệt để hơn. Tóm lại, để tốt cho quá trình chữa bệnh, bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú phải hạn chế muối trong các bữa ăn của mình.

Muối i-ốt không tốt cho người bị ung thư

Muối i-ốt không tốt cho người bị ung thư

2. Các loại hải sản, tảo, rong biển

Hải sản, tảo, rong biển là những loại thực phẩm có chứa hàm lượng i-ốt rất cao. Tuy i-ốt là chất rất cần thiết để tuyến giáp phát triển và hoạt động nhưng đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú đang cần điều trị thì phải kiêng ăn các loại thực phẩm này. Còn với người không mắc bệnh cũng nên ăn với lượng vừa đủ để tránh bị thừa hoặc thiếu i-ốt dẫn đến hội chứng cường giáp, bứu giáp...

3. Các sản phẩm từ sữa

Hàm lượng canxi cao trong sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ làm giảm tác dụng của thuốc và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc trong cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân cần hạn chế hoặc dùng loại thực phẩm này với chỉ dẫn của bác sĩ để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú.

1.4. Trứng và các sản phẩm làm từ trứng

Tương tự như hải sản, tảo, rong biển, trứng và các sản phẩm từ trứng chứa nhiều i-ốt, chất cần kiêng đối với người bị bệnh ung thư tuyến giáp đang trong quá trình chữa trị. Khẩu phần ăn của bệnh nhân phải tránh có lòng đỏ trứng và các thực phẩm khác theo lời khuyên của bác sĩ chuyên môn.

5. Các loại thực phẩm có chất điều hòa bột i ốt cao

Các loại thực phẩm khác cũng có hàm lượng i-ốt cao như nước mắm, cải thảo, rau cần, bông cải, ngũ cốc, khoai tây, dâu tây… cũng cần được bệnh nhân lưu ý trong chế độ ăn uống. Người bình thường cần khoảng 150mg i-ốt mỗi ngày, còn người mắc bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú đang điều trị phải hạn chế chỉ còn 50mg/ngày.

6. Thực phẩm có chứa thuốc nhuộm đỏ số 3

Trong các chất tạo màu thực phẩm, thuốc nhuộm đỏ số 3 hay còn gọi lại chất tạo màu đỏ 3 (Red 3) là một chất gây ung thư, ảnh hưởng đến cơ thể và làm tăng nội tiết tố của tuyến giáp, đi ngược lại quá trình điều trị. Chất này thường dùng trong sản xuất bánh kẹo có màu đỏ, mứt dâu, mứt cherry, rượu cooktail, đồ nướng…

7. Socola và các loại thực phẩm chứa socola

Socola và thực phẩm chứa socola cũng có mặt trong danh sách bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú kiêng ăn gì trong quá trình điều trị, bởi socola chứa nhiều caffeine. Caffeine sẽ kích thích hệ tiêu hóa, khiến cơ thể không hấp thụ được thuốc điều trị, ảnh hưởng đến tuyến giáp.

Socola

Socola

8. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành

Các sản phẩm làm từ đậu nành như sữa, đậu phụ… có chứa các chất làm giảm khả năng tạo hormones của tuyến giáp, có thể gây mất cân bằng hoặc rối loạn tuyến giáp. Người bệnh cần kiêng ăn các thực phẩm này trong quá trình điều trị, tuy nhiên dầu đậu nành vẫn được phép sử dụng.

9. Vitamin và thực phẩm bổ sung có chứa i-ốt

Để có sự phối hợp tốt trong quá trình điều trị dài ngày của bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú, bệnh nhân chỉ nên dùng các loại thuốc đặc trị cho bệnh này. Không nên tự ý dùng vitamin hoặc các thực phẩm chức năng bổ sung i-ốt mà không có sự hướng dẫn và cho phép của bác sĩ. Đồng thời, bệnh nhân nên đến khám tổng quát định kỳ 6 tháng/năm theo dõi tình hình sức khỏe, nhận lời khuyên của bác sĩ.

10. Các loại thuốc có chứa i-ốt

Các loại thuốc thành phần có chứa i-ốt sẽ làm chậm quá trình điều trị bệnh, làm các tế bào ung thư dần khó chữa hơn và phương pháp phá hủy các tế bào đó bằng i-ốt phóng xạ sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn. Bệnh càng kéo dài, nguy cơ hiểm họa cho cơ thể ngày càng cao, vì vậy, người bệnh phải hết sức lưu ý trong khẩu phần ăn của mình, theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa.

2. Ung thư tuyến giáp thể nhú nên ăn gì?

1. Trái cây và rau củ quả tươi

Thành phần chất xơ và khoáng chất như magie, sắt… trong trái cây và rau củ quả tươi giúp thúc đẩy quá trình hoạt động của tuyến giáp và trao đổi chất của cơ thể. Bệnh nhân nên lựa chọn rau quả tươi, chất lượng ở các cửa hàng uy tín với trái cây có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Vì chúng không những giúp ích cho việc điều trị ung thư tuyến giáp mà còn tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch và xương. Đây là thực phẩm quan trọng cần lưu ý trong danh sách bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú nên ăn gì.

Trái cây, rau củ quả tươi tốt cho điều trị ung thư tuyến giáp

Trái cây, rau củ quả tươi tốt cho điều trị ung thư tuyến giáp

2. Các loại hạt, nhất là hạt bơ và không ướp muối

Các loại hạt không ướp muối sẽ tránh cung cấp quá nhiều i-ốt cho bệnh nhân, đồng thời chất dinh dưỡng trong hạt như magie, kẽm, protein, vitamin E, B… rất cần thiết cho việc cần bằng và hoạt động hiệu quả của tuyến giáp. Ngoài ra, các loại hạt sấy khô cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, giúp giảm béo, đẹp da và rất tốt cho tim mạch

3. Ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú sẽ hay có triệu chứng khó nuốt, khó ăn, buồn nôn, vì vậy nên cần ăn các thức ăn dễ tiêu như bột ngũ cốc, sữa ngũ cốc… Vừa thành phần i-ốt không cao, ngũ cốc vừa đủ dinh dưỡng lại tiện lợi, giá cả phải chăng.

Các loại ngũ cốc

Các loại ngũ cốc

4. Đường và các món ăn có chứa đường

Đường và các thực phẩm như thạch, mứt, mật ong tươi nguyên chất, si-rô trái cây… cũng nên được bổ sung vào khẩu phần ăn với lượng vừa phải theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị. Vì cơ thể cần đủ đường để chuyển hóa thành năng lượng, giữ cho trạng thái tinh thần và sức khoẻ của bệnh nhân luôn ổn định.

5. Các loại dầu thực vật

Dầu thực vật rất giàu axit béo omega 3, giúp cân bằng hormones trong tuyến giáp, ổn định quá trình hoạt động. Đồng thời omega 3 còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm cholesterol xấu trong cơ thể và chống xơ vữa động mạch.

Dầu thực vật

Dầu thực vật

6. Soda

Người mắc bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú rất hay mắc các triệu chứng khó tiêu và táo bón. Việc uống nước soda (trừ nước có chứa chất tạo màu đỏ 3) đúng liều lượng sẽ có lợi cho đường tiêu hóa và túi mật, giảm sỏi thận và tỉ lệ táo bón.

7. Cola ăn kiêng

Cola ăn kiêng hay còn gọi là coca cola light là loại thức uống có ga không đường dành cho người đang trong chế độ ăn kiêng. Giống như soda, coca cola light giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình trao đổi chất ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú, đồng thời cũng giúp kiểm soát được lượng đường không vượt quá mức cho phép trong cơ thể.

8. Cà phê không hòa tan

Cà phê không hòa tan trái ngược với loại cà phê uống liền, được nghiền thành bột, nêm nếm vị và chỉ cần đổ nước vào hòa tan. Việc sử dụng cà phê không hòa tan sẽ tránh được những thành phần có thể gây ảnh hưởng tới bệnh ung thư tuyến giáp ở loại cà phê chế biến sẵn như muối, caffeine, chất phụ gia… Cần tập thói quen nói không với đồ ăn liền, đã qua chế biến với thành phần gây hại, tích cực sử dụng thực phẩm hữu cơ, có giá trị dinh dưỡng cao như những hoa quả tăng sức đề kháng cho người bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú, rau lá xanh…

9. Trà không uống liền

Giống như việc sử dụng cà phê không hòa tan, trà không uống liền có nguồn gốc tự nhiên chưa qua chế biến, chưa thêm gia vị và các chất khác sẽ an toàn với cơ thể và quá trình trị liệu hơn. Bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú cần thực sự lưu ý khi sử dụng những thực phẩm chế biến sẵn, vì bạn sẽ không biết rõ thật sự trong thành phần của chúng có chứa những tác nhân gây hại hay không. Và quan trọng hơn, nên chọn các thực phẩm tươi sạch thơm ngon nguồn gốc hữu cơ để hỗ trợ chăm sóc cơ thể tốt hơn.

10. Bia, rượu và thức uống có cồn khác

Thực chất, rượu, bia và thức uống có cồn sẽ không gây hại cho cơ thể nếu không lạm dụng chúng. Việc sử dụng thức uống có cồn một cách khoa học dưới sự khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp ích cho hệ tiêu hóa, bảo vệ tim, chống sỏi thận, béo phì và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Thức uống có cồn

Thức uống có cồn

Hy vọng, bài viết trên của sẽ cung cấp thêm thông tin đến người đọc về vấn đề bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú kiêng ăn gì và nên ăn gì, thêm một cách để săn sóc, quan tâm sức khỏe một cách tận tâm hơn cho bản thân và gia đình. Thường xuyên đăng ký tầm soát ung thư để phát hiện sớm, điều trị kịp thời từ bây giờ để chăm sóc sức khỏe tốt hơn, cho cuộc sống tràn đầy năng lượng.