Căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt đã và đang rất phổ biến ở nam giới mọi độ tuổi. Vậy có thực sự nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh hay không? Hãy tham khảo thông tin có trong bài viết sau có câu trả lời chính xác.
1. Tìm hiểu ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới
1. Ung thư tuyến tiền liệt là gì?
Đây là căn bệnh thường xuất hiện phổ biến nhiều ở bệnh nhân nam giới mọi độ tuổi. Các khối u và tế bào ung thư ban đầu sẽ phát triển ở các phần tuyến chính tiền liệt rồi lây lan sang tới bộ phận lân cận.
Nếu chẩn đoán được bệnh sớm và điều trị kịp thời, thì người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt sẽ được chữa khỏi hoặc kéo dài thêm được thời gian sống. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện muộn khi tế bào ung thư đã lây lan nhanh chóng tới những vùng lân cận, sẽ để lại nhiều biến chứng rủi ro và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
2. Nguyên nhân gây nên ung thư tuyến tiền liệt
Hiện nay, vẫn chưa thể nào xác định được rõ nguyên nhân tạo ra căn bệnh này. Nhưng đa số theo các chuyên khoa y học thì các yếu tố chính gây ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới sẽ do di truyền, tuổi tác và lối sống:
Tế bào trong DNA có sự thay đổi: Sự phát triển đột biến và bất thường của các DNA trong các mô tế bào sẽ gây ra căn bệnh này. Các tế bào này nếu bị phân chia và phát triển nhanh hơn so với các tế bào bình thường, sẽ tích tụ lại và tạo ra những khối u có thể bị di căn, lây lan tới những phần nội tạng khác.
Di truyền đột biến gen: Gen có ở từng tế bào trong cơ thể, giúp kiểm soát quá trình tế bào hoạt động và tăng trưởng. Tuy nhiên nếu có sự thay đổi về gen sẽ gây tăng nguy cơ mắc bệnh từ người ông hay người cha sang con cháu.
Đột biến gen thu được: Chúng ta cần hiểu rõ rằng không có một gen độc nhất nào gây ra được căn bệnh này, mà phải ảnh hưởng trực tiếp từ nhiều hệ gen khác nhau. Nếu các loại gen HPC1, BRCA1, BRCA2, TMPRSS2-ETV1/4 hoặc TMPRSS2-ERG bị đột biến sẽ gây nguy cơ cao mắc phải bệnh.
3. Dấu hiệu nhận biết căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Đi tiểu thường xuyên, nhất là ban đêm: Ban đầu nếu mắc phải dấu hiệu này thì người bệnh đa số sẽ chủ quan và nghĩ đây là căn bệnh không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo đã mắc phải bệnh. Nếu bạn bị đi tiểu đêm từ 3 - 4 lần thì hãy đến ngay các trung tâm y tế để khám và sàng lọc ung thư tại các chuyên khoa tiết niệu.
Khó tiểu, tiểu ngắt quãng: Trong trường hợp bạn không thể đi tiểu được, tiểu tiện rất nhiều lần hay bị gián đoạn trong quá trình tiểu, thì đừng nên chủ quan. Bởi vì có thể cơ thể bạn đã xuất hiện những khối u đang trong quá trình phát triển ở niệu đạo gây ra các biến chứng khó tiểu và ngắt quãng.
Tiểu ra máu, đau khi tiểu: Nếu mắc bệnh sẽ thấy có những tia máu rất nhỏ trong nước tiểu, đồng thời bạn sẽ bị đau buốt dương vật. Khi gặp phải tình trạng như vậy, bạn phải đến ngay các trung tâm y tế để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt ngay.
Tiểu tiện không tự chủ: Trong trường hợp bạn không thể tự chủ khi đi tiểu hay bị rò rỉ nước cũng cần phải chú ý xem có mắc bệnh hay không. Đây là trình trạng khá phổ biến ở người mắc bệnh giai đoạn đầu.
Nước tiểu chảy yếu, nhỏ giọt: Đa phần khi người mắc bệnh khi đi tiểu sẽ không ra được thành tia lớn, mà lại là các tia nước nhỏ chảy từng giọt.
Xuất hiện tia máu nhỏ có trong tinh dịch: Triệu chứng này đa số nam giới sẽ không chú ý tới. Các vệt máu có trong tinh dịch thường là màu hồng nhẹ và có số lượng rất ít.
Xuất tinh đau: Bình thường thì khi xuất tinh nam giới sẽ có cảm giác khoái cảm, nhưng nếu lại bị đau đớn thì có thể đã mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Đây là hiện tượng rõ ràng có sự bất thường, cần phải thăm khám và sàng lọc ung thư ngay từ sớm.
Đau ngang thắt lưng, hai bên hông: Do các tế bào ung thư đã xâm lấn và lan rộng ra xung quanh, nên bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức ở phần xương chậu, ngang hai bên hông và lưng.
Đau xương: Khi đã bắt đầu di căn các tế bào ung thư sẽ di căn nhanh chóng tới phần khung xương. Bệnh nhân sẽ thường xuyên bị đau nhức xương bả vai, xương ống chân hay 2 cánh tay.
Rối loạn cương dương, khó cương cứng: Do xuất hiện những khối u có kích thước lớn ngăn chặn máu lưu thông khiến dương vật khó có thể cương cứng.
4. Các dạng ung thư tiền liệt tuyến
Để phân loại phải xác định rõ được các tế bào ung thư đã di căn tới đâu hay giai đoạn bệnh chính xác là gì. Nếu biết rõ được giai đoạn bệnh sẽ giúp bác sĩ có thể chẩn đoán được chính xác tình trạng bệnh và tìm ra được cách thức điều trị phù hợp.
Để phân loại sẽ phải dùng hệ thống TNM ( Tumor/ Nodes/ Metastasis) với 4 giai đoạn chính. Các giai đoạn được phân loại sẽ dựa vào số lượng hạch bạch huyết, kích thước khối u và mức độ di căn, xâm lấn của các tế bào ung thư.
Cần phải xác định rõ được các tế bào ung thư đã di căn sang các những bộ phận cơ thể khác hay chưa hãy vẫn còn sót lại trong vùng phát triển ban đầu. Nếu xác định theo hệ thống TNM nói trên thì ở giai đoạn T1 hay T2 các tế bào ung thư vẫn nằm ở trong tiền liệt tuyến. Nhưng nếu đã sang giai đoạn T3 và T4 thì có nghĩa là các tế bào ung thư đã di căn và xâm lấn tới những vùng lân cận.
5. Tỷ lệ mắc ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới tại Việt Nam
Theo nhiều nghiên cứu y học và số liệu điều tra thực tế đã cho thấy tỷ lệ nam giới tại Việt Nam mắc phải bệnh thấp hơn so với nhiều nước. Số trường hợp mắc bệnh tại Việt Nam chỉ đứng vị trí thứ 6 trên tổng số 10 căn bệnh ung thư hay thường gặp.
Trong đó ở trên thế giới, căn bệnh này lại được xếp hạng ở vị trí thứ 2. Nhưng cũng theo những nghiên cứu này thì số bệnh nhân mắc bệnh tại Việt Nam bị tử vong nhiều hơn.
2. Ung thư tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?
1. Ung thư tiền liệt tuyến có lây không?
Do hiện nay đa số nam giới trẻ tuổi thường có lối sống không lành mạnh nên dễ mắc hơn. Mặc dù căn bệnh này có khả năng di truyền, nhưng các chuyên gia y học đã xác định rõ ràng là: Căn bệnh này không thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc thông thường.
Ngoài ra , thì có một số trường hợp các bệnh nhân sinh hoạt chung trong một không gian đều mắc phải bệnh. Nguyên nhân chính ở trường hợp này là do có chung lối sống và môi trường sống như nhau chứ không phải do lây truyền.
2. Ung thư tuyến tiền liệt có chết không?
Bạn cần phải hiểu rằng đây là căn bệnh ung thư rất nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, được xếp ngang hàng với căn bệnh ung thư phổi và căn bệnh ung thư dạ dày. Khi mắc bệnh sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hay không còn phù thuộc vào giai đoạn phát hiện và phương hướng điều trị bệnh.
3. Ung thư tuyến tiền liệt có chữa được hay không?
Hoàn toàn có thể chữa được nếu bệnh nhân thực hiện sàng lọc ung thư để phát hiện và điều trị bệnh sớm. Phải dựa vào từng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, kích thước khối u, tốc độ xâm lấn và di căn, mới có thể lựa chọn ra được cách thức điều trị kịp thời.
3. Cách chữa trị ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới
1. Phẫu thuật
Việc thực hiện phẫu thuật sẽ mang lại được hiệu quả tốt nhất nếu được áp dụng ở những giai đoạn đầu. Khi thực hiện bác sĩ sẽ trực tiếp cắt bỏ hết phần tuyến, túi tinh hoặc các hạch bạch huyết ở vùng xương chậu của bệnh nhân. Mục đích chính của của việc phẫu thuật là nhằm loại bỏ hết các tế bào ung thư chưa di căn tới các vùng lân cận. Tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật bằng ống nội soi hay hở.
Hiện nay, việc thực hiện phẫu thuật bằng ống nội soi đã được áp dụng các công nghệ hiện đại như sử dụng robot tự động. Bệnh viện Vinmec trực thuộc tập đoàn Vingroup hiện nay là cơ sở đầu tiên áp dụng phương pháp phẫu thuật này. Các bác sĩ của Vinmec với những robot hiện đại sẽ tiếp cận sâu vào những phần bên trong cơ thể bị quá hẹp, khắc phục nhược điểm của phương pháp nội soi thông thường. Phương pháp phẫu thuật bằng ống nội soi được đánh giá là mang lại hiệu quả lớn hơn trong việc điều trị căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
2. Hóa trị
Việc thực hiện phương pháp hóa trị sẽ chỉ được chỉ trịnh nếu như điều trị nội tiết cho bệnh nhân không thành công. Phương pháp hóa trị sẽ góp phần loại bỏ hết các tế bào ung thư còn sót lại. Nhưng thực tế cho thấy rằng việc xạ trị với căn bệnh ung thư này lại có hiệu quả không cao và khiến bệnh nhân gặp nhiều tác dụng phụ.
Phương pháp hóa trị sẽ chỉ định cho những trường hợp điều trị nội tiết không thành công. Trên thực tế, việc hóa trị lại ít được áp dụng với căn bệnh này, do hiệu quả không cao kèm thêm nhiều tác dụng phụ.
3. Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp này có khả năng điều trị bệnh bằng cách kích thích hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch của bệnh nhân sau khi được kích thích sẽ tự chống lại các tế bào ung thư. Nếu cho được kết quả tốt, bệnh nhân sẽ không phải dùng thêm những phương pháp khác như xạ trị, phẫu thuật hay hóa trị.
4. Liệu pháp hormone
Đây là phương pháp được sử dụng với mục đích loại bỏ đi các hormone androgen (Yếu tố chính gây nên bệnh). Để có thể thực hiện, trước khi được thực hiện bệnh nhân phải đã được cắt bỏ 2 tinh hoàn, sau đó mới dùng các nhóm thuốc kháng hormone androgen giúp kéo dài thêm thời gian sống.
5. Điều trị bằng thuốc
Song hành với những phương hướng điều trị khác như phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ khuyên dùng thêm thuốc TPCN dành riêng cho ung thư tuyến tiền liệt để nhằm giảm nhẹ triệu chứng. Tuy nhiên hiện nay việc điều trị bằng thuốc đông y lại đang được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng, bởi giá thành thấp mà lại ít gây ra các tác dụng phụ như các sản phẩm thuốc tây.
6. Những phương pháp điều trị bệnh khác
Xạ trị: Bệnh nhân sẽ được lựa chọn giữa phương pháp xạ trị bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Với phương pháp xạ trị bên trong, các bác sĩ sẽ tiến hành cắm trực tiếp chất phóng xạ qua một cây kim vào thẳng vùng tuyến.
Còn đối với phương pháp xạ trị bên ngoài sẽ được thực hiện trong thời gian 6 tới 7 tuần, bác sĩ sẽ dùng tia X có năng lượng cao chiếu trực tiếp vào để loại bỏ khối u. Nhưng thực tế đã cho thấy rằng việc xạ trị trực tiếp vào trong sẽ giảm thiểu tác dụng phụ cho bệnh nhân hơn là xạ trị ngoài.
Phương pháp đóng băng: Đây là cách thức điều trị sử dụng năng lượng bức xạ lớn giúp tiêu diệt hết những tế bào ung thư. Liệu pháp đóng băng đã được nhiều chuyên gia đánh giá rằng đem lại hiệu quả cao ở hầu hết ở tất cả các giai đoạn.
Sử dụng kim nhiệt độ cao: Các bác sĩ sẽ sử dụng những loại kim có nhiệt độ cao để trực tiếp loại bỏ các tế bào ung thư. Kim sẽ được đưa vào tới các khối u dựa theo hình ảnh đã siêu âm trước đó.
Khí lạnh sẽ được đặt vào trong các kim để làm đóng băng các phần mô. Sau khoảng một thời gian bị đóng và tan băng, các tế bào ung thư sẽ tự phân hủy và phát triển thêm một số mô mới ở xung quanh. Tuy nhiên liệu pháp này theo đánh giá cũng sẽ để lại một số tác dụng phụ cho người bệnh.
Phương pháp chùm siêu âm: Phương pháp sử dụng các sóng siêu âm để trực tiếp loại bỏ các tế bào ung thư. Các sóng siêu âm này sẽ được tập trung năng lượng tại phần khối u phát triển trong tuyến. Tuy nhiên phương pháp chùm siêu âm vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, nên chưa thể biết được chính xác hiệu quả và rủi ro mang đến.
Ngoài những phương pháp trên, bệnh nhân cũng có thể tham khảo thêm cách thức điều trị tiêu diệt tế bào ung thư chùm vi sóng (Microwave Ablation). Bởi do liệu pháp này mới được thử nghiệm, nên phải cần tham khảo thật kỹ càng ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
Blog Adayroi tin rằng với những thông tin có trong bài viết này, sẽ thật sự giúp ích cho quý bạn đọc trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Nếu như bạn đang nghi ngờ bản thân đã mắc bệnh, hãy nhanh chóng đến các trung tâm y tế uy tín như bệnh viện quốc tế chuẩn 5 sao Vinmec để được khám sức khỏe tổng quát và sàng lọc bệnh sớm. Bạn có thể đặt chỗ khám tầm soát ung thư tuyến tiền liệt tại bệnh viện Thu Cúc, bệnh viện Trí Đức,...
Các bệnh viện kể trên đều có trang thiết bị y tế hiện đại với những bác sĩ giàu kinh nghiệm, cung cấp dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bạn. Song song đó, hãy tiến hành khám sức khỏe tổng quát định kỳ, thực hiện sàng lọc, tầm soát ung thư thường xuyên để có thể phát hiện được bệnh sớm và điều trị bệnh kịp thời ngay khi bệnh mới chỉ ở giai đoạn đầu.