Ngày càng nhiều bà mẹ đang cho con bú song lại nghiện cà phê hoặc là thích dùng các thực phẩm có chứa caffeine. Nhiều người đã từng băn khoăn rằng các việc đó có phải là nguyên nhân khiến bé yêu có một vài biểu hiện bất thường như: trằn trọc khó ngủ, dễ quấy khóc,...

Có thể thấy phần lớn phụ nữ Việt cũng rất thích uống cà phê và thậm chí còn nghiện cà phê. Chính vì vậy mà rất nhiều bà mẹ đã thắc mắc trong thời gian cho con bú mẹ có được uống cà phê không và ảnh hưởng của cà phê đến sữa mẹ như thế nào.

Sau đây, tôi sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi thường gặp về mối tương quan giữa cà phê và sữa mẹ trong thời gian cho con bú.

1. Lượng cafe mà mẹ uống và chất caffeine trong đó có thể đi vào sữa mẹ hay không?

Khi mẹ uống cà phê hay ăn socola, thì một lượng nhỏ caffeine sẽ đi vào trong máu. Khoảng 1% caffeine trong số đó sẽ đi vào sữa mẹ. Mặt khác, một số hương vị từ những thực phẩm, thức uống bạn ăn uống cũng có thể đi vào sữa mẹ, tuy nhiên vấn đề này cần được nghiên cứu thêm.

Lượng cafe mà mẹ uống và chất caffeine trong đó có thể đi vào sữa mẹ hay không?

2. Caffeine trong sữa mẹ có gây hại cho em bé?

Vẫn chưa có thông báo nào chắc chắn về tác động của caffeine lên em bé. Tuy nhiên, có thể vì cơ thể của mỗi bé là khác nhau, nên một số em bé có thể nhạy cảm với caffeine hơn.

Caffeine trong sữa mẹ có gây hại cho em bé?

Caffeine trong sữa mẹ có gây hại cho em bé?

Một số chuyên gia cũng đã cho rằng, trẻ dưới 4 tháng có thể không đủ khả năng tiêu thụ quá nhiều caffeine. Thực tế, cơ chế đào thải của trẻ không hoạt động tốt như người lớn, vì thế mà lượng caffeine có thể tích tụ trong cơ thể khiến bé làm bé trở nên ít ngủ, bồn chồn và hay cáu kỉnh hơn những đứa bé khác.

Song một số chuyên gia khác lại cho rằng caffeine có ảnh hưởng nhưng có thể không ảnh hưởng nhiều đến em bé.

3. Uống cafe có mất sữa không?

Nếu mẹ uống 3 ly cafe đều đặn mỗi ngày sẽ có thể giúp phụ nữ tiêu hủy mỡ thừa, thậm chí là tiêu hủy cả lượng mỡ ngay cả mỡ vùng ngực. Chính vì vậy mà uống nhiều café có thể khiến ngực của bạn nhỏ lại, nhưng nó hoàn toàn chỉ là ảnh hưởng đến mô mỡ chứ không ảnh hưởng đến tuyến sữa - nơi sản xuất ra sữa mẹ.

Uống cafe có mất sữa không?

Uống cafe có mất sữa không?

Tóm lại, uống cafe có mất sữa không? Có thể, theo khoa học thì cafein trong càfe làm giảm cảm giác thèm ăn để giảm béo, vì vậy mà nó có thể tốt cho những người đang muốn giảm cân nhưng hoàn toàn không tốt cho mẹ đang cho con bú.

Lúc mẹ cho nuôi con bằng sữa mẹ thì mẹ cần phải ăn uống nhiều thực phẩm có lợi để tạo sữa cho con bú. Thế nhưng, hoạt chất Caffeine này đã làm cho bà mẹ không còn thấy ngon miệng, lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể người mẹ có thể bị giảm đi, và khiến cho quá trình tiết sữa bị ảnh hưởng, ít hơn hoặc uống quá nhiều cafe, thường xuyên mẹ sẽ bị mất sữa. 

4. Có thể được uống cafe sữa khi cho con bú không?

Nếu quá thèm cafe vậy mẹ có thể thay thế cà phê đen bằng cà phê sữa hay không? Khi cho con bú thì nên hạn chế, bởi, lượng sữa được hòa cùng cafe rất dễ mang lại một số rắc rối về tiêu hóa, vì lúc này bụng mẹ còn khá yếu và nhạy cảm ở một số người, khi đó bé cũng sẽ bị ảnh hưởng theo mẹ.

Có thể được uống cafe sữa khi cho con bú không?

5. Mẹ đang cho con bú nên tiêu thụ bao nhiêu caffeine là vừa?

Mặc dù chất caffeine có ảnh hưởng đến sự khó chịu của trẻ, nhưng không nhất thiết là các mẹ cai hẳn cà phê một cách tuyệt đối. Điều quan trọng ở đây là mẹ nên hạn chế lượng cà phê nạp vào cơ thể trong giai đoạn này.

Nếu thường thì bạn duy trì thói quen uống cà phê 1 - 2 ly trong ngày, đảm bảo lượng caffeine không được vượt quá 300mg (mẹ nên để ý với từng loại hạt cà phê khác nhau sẽ có lượng caffeine khác nhau).

Mẹ đang cho con bú nên tiêu thụ bao nhiêu caffeine là vừa?

Mẹ nên chú ý lượng caffeine có trong cà phê sẽ phát huy tác dụng 1 giờ sau khi uống.

Đồng thời, mẹ nên biết là chất caffeine có trong cà phê sẽ phát huy tác dụng 1 giờ sau khi uống. Vì vậy mà mẹ cần uống ít nhất 8 ly nước trong ngày, bởi vì cà phê sẽ khiến mẹ thiếu nước và ảnh hưởng đến việc cung cấp sữa cho trẻ. Nạp đủ nước có thể caffeine mà bạn đang nạp vào cơ thể sẽ không ảnh hưởng tới trẻ.

Vậy thì, uống 1 - 2 ly cà phê trong ngày sau đó bạn cho con bú bình thường, nhưng sau đó hãy quan sát hành vi, tâm trạng của trẻ có gì khác hay không (ví dụ như có khó chịu, cáu kỉnh, không chịu ngủ), nếu có một trong các dấu hiệu đó thì mẹ thì hãy giảm bớt lượng cà phê nạp vào hoặc ngừng uống sau vài lần giống nhau để bảo vệ bé.

Mẹ cần chú ý đến liều lượng cà phê 1 cách khoa học

Ngược lại, nếu quan sát không thấy có biểu hiện gì khác lạ thì mẹ được tiếp tục uống, có nghĩa là bé không bị ảnh hưởng gì cả. Tóm lại, để đảm bảo sức khỏe cho bé và có thể giúp mẹ đang cho con bú duy trì thói quen uống cà phê mỗi ngày, mẹ cần chú ý đến liều lượng, cách uống cà phê khoa học và quan sát bé thường xuyên hơn.

Tóm lại, để đảm bảo sức khỏe cho bé và có thể giúp mẹ đang cho con bú duy trì thói quen uống cà phê mỗi ngày, mẹ cần chú ý đến liều lượng, cách uống cà phê khoa học và quan sát bé thường xuyên hơn.